Tin bài

Binh nu nghien

Chào mừng bạn đến với Mỹ nghệ Quốc Tuấn

Mỹ nghệ Quốc Tuấn là một nhánh sản xuất và kinh doanh của Công ty TNHH Quốc Tuấn được hình thành từ cuối năm 2018. Tuy mới được thành lập nhưng với niềm đam mê và tâm huyết với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và kinh nghiệm chăm sóc khách hàng dựa trên nền tảng lâu năm từ công ty mẹ (Thành lập từ năm 1999, nổi tiếng và rất uy tín trong lĩnh vực Điện tử Tin học) nên chúng tôi tự tin đáp ứng và phục vụ khách hàng khó tính nhất với nhưng sản phẩm mỹ nghệ mang tính nghệ thuật cao và giá thành phù hợp.

Xưởng sản xuất tại Thái Bình và hợp tác với nhiều đối tác tại các làng nghệ mỹ nghệ nổi tiếng trong nước, Công ty hy vọng sẽ đem đến cho khách hàng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo được chế tác từ các nghệ nhân có trình độ cao. Các sản phẩm được lựa chọn để giới thiệu đến quý khách là những sản phẩm mỹ nghệ đẹp nhất, thật nhất với giá cả hợp lý nhất!

Hệ thống cửa hàng giới thiệu của công ty ở những khu vực kinh doanh đồ gỗ nổi tiếng ở Hà Nội, Thái Bình… sẽ giúp quý khách dễ dàng tiếp cận để chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đẹp và mới nhất.

Với chủ trương tăng cường hợp tác cùng có lợi, Công ty cũng luôn sẵn sàng mở rộng hợp tác với các đối tác tại các làng nghề để đem tinh hoa từ các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến gần hơn với các khách hàng khó tính của các thành phố lớn trong nước cũng như ngoài nước.

Chúng tôi tin tưởng và hy vọng sẽ được phục vụ quý khách, giúp cho không gian nội, ngoại thất của quý khách trở nên sang trọng, quý phái và đậm đà bản sắc dân tộc!

Mỹ nghệ Quốc Tuấn

Công dụng kháng khuẩn tuyệt vời của bạc trong y học

Một số người vẫn nghĩ hễ kim loại thì có tác động không tốt cho sức khỏe. Thực tế, bạc được ứng dụng nhiều để diệt khuẩn, phòng và chữa các bệnh thường gặp như viêm mũi họng, bệnh ngoài da, điều trị phỏng hay chấm chồi rốn do nhiễm trùng nơi trẻ sơ sinh…

Bạc – Kim loại quý giàu tính ứng dụng

Tuy thuộc nhóm kim loại nặng (cùng với chì, thủy ngân, cadmium và vàng), nhưng không giống bất kỳ “người anh em” nào của mình, bạc (Ag) không chứa độc tố gây hại đối với người và động vật. Nhờ vào tính dễ uốn, tính dẫn truyền và tiêu diệt mầm bệnh, bạc được dùng để điều trị nhiễm trùng, nha khoa và cấy ghép phẫu thuật, làm khô vết thương, làm sạch nước, bảo quản thực phẩm…

Trong y học, ông tổ ngành y Hyppocrates đã sử dụng bạc để chữa bệnh và ghi chép lại trong y văn của mình rằng: “Bạc có tính chất ngăn ngừa và chống lại một số loại bệnh”. Trong thế chiến thứ nhất, trước khi có các loại thuốc kháng sinh, bạc là “dược phẩm” quan trọng để chống lại bệnh tật nơi chiến trường. Năm 1920, dung dịch muối bạc được FDA (Hoa Kỳ) chấp thuận cho sử dụng làm chất kháng khuẩn.

Hiệu quả vượt trội của bạc đối với sức khỏe

Chỉ với một lượng nhỏ, bạc có thể diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh cho người. Bạc có hoạt tính kháng khuẩn kể cả với 2 loại vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) gây nhiễm khuẩn da, nhiễm trùng và Escherichia Coli (E. Coli) gây bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vì ion bạc trong nước có thể tiêu diệt được 260 loại vi trùng, vi khuẩn, nấm… với nồng độ chỉ 0,1-0,01mg/l, trong y học hiện đại ngày nay, bạc được ứng dụng dưới nhiều hình thức để điều trị bệnh như: bệnh nội khoa, đường hô hấp, viêm mũi họng, cơ xương khớp, bệnh ngoài da, dị ứng, giúp củng cố miễn dịch. Ngoài ra, bạc sulfadiazin với dạng kem bôi ngoài da phòng và điều trị nhiễm khuẩn khi bị phỏng hay nitrat bạc (một hoạt chất có tính đốt cháy) chấm chồi rốn do nhiễm trùng giúp làm xơ teo u hạt, khiến u không còn tiết dịch và xẹp dần.

Ngoài ra, cơ chế diệt khuẩn của bạc an toàn cho sức khỏe con người hơn các loại thuốc kháng sinh. Các kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn, kể cả vi khuẩn có lợi. Lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh và làm suy yếu sức đề kháng. Trong khi đó, bạc diệt khuẩn một cách có chọn lọc và làm cho vi khuẩn không thể kháng trở lại. Dưới dạng ion hòa tan, bạc khiến màng tế bào vi khuẩn dễ thẩm thấu hơn, cản trở và ức chế quá trình trao đổi chất của tế bào, không cho vi khuẩn tạo ra chất kháng thể. Cơ chế này không tác động đối với tế bào của con người và động vật nói chung, nhờ vậy mà bạc rất an toàn cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.

Theo Sức Khỏe Đời Sống

Ý nghĩa phong thủy của vòng gỗ Bách Xanh

Vòng gỗ Bách Xanh được chế tác từ gỗ Bách Xanh. Cây gỗ Bách xanh là loài thực vật bản địa của vùng tây nam Trung Quốc, Ba  vì Việt Nam, phía Bắc Lào, cực Bắc Thái Lan và Đông Bắc Myanma.

⚡ Flash Sale: Từ 19:00 hôm nay 26/9/2019 trên Sendo, MNQT sẽ bán 100 vòng gỗ giá đặc biệt chỉ 39.000đ/vòng
👉 https://www.sendo.vn/shop/mynghequoctuan/vong-deo-tay-go-bach-xanh-12mm-22048389.html?context=shop_page

Đặc điểm của cây gỗ Bách Xanh

Bách xanh vốn là cây thân gỗ to thẳng đứng, là cây thường xanh, cao khoảng trên 20m, đường kính thân từ 0,6 đến 0,8m thân thẳng, vỏ thân có màu nâu đen, có những vết nứt dọc. Bách xanh có thớ thẳng, khá mịn, khi khô ít nứt nẻ và thường không bị biến dạng, bị mối mọt hoặc bị mục. Do vậy cây rất dễ dàng cho việc gia công chế tác.

Về hình thái, cây Bách Xanh gần giống với Pơ mu, nhưng khác ở đặc điểm là gỗ Pơ mu cao to hơn. Lá cây Bách Xanh loại to dài khoảng 5mm, lá nhỏ dài 2mm. Tại Việt Nam Bách Xanh được phân bố ở các tỉnh như: Lào Cai (Spa), Hòa Bình, Ba vì (Hà Tây có độ cao từ 1100 đến 1200m, ngoài ra còn được trồng ở Đăk Lăk, Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hòa (Nha Trang: núi Tou Ha), Ninh Thuận.

Gỗ Bách Xanh rất quý hiếm và đem lại tài lộc may mắn và được đồng bào người Thái gọi là “may hình” nghĩa là cây gỗ thơm. Bách xanh thường được sử dụng để làm hương thắp vì gỗ có mùi thơm dễ chịu, độ bền khá cao nên dùng để làm đồ gia dụng, đồ trang sức và thủ công cao cấp. Bách xanh có tính dược lý cao được sử dụng chữa bệnh đặc biệt những người mắc chứng bệnh cao huyết áp.

Cách phân biệt vòng gỗ Bách Xanh thật giả

Đồ trang sức vòng gỗ Bách xanh vẫn được coi là vật phẩm tâm linh phong thủy tốt cho sức khỏe, sự nghiệp của gia chủ, nên được rất nhiều người ưa chuộng và chọn lựa, tuy nhiên trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại khác nhau. Vậy hãy cùng vòng tay sacha tìm hiểu cách nhận phân biệt vòng gỗ Bách Xanh thật giả:

– Màu sắc: Vòng tay gỗ phong thủy Bách xanh thường có màu vàng, nâu lợt, nâu hay xen Khaki. Trong gỗ Bách xanh có nhiều nhựa, tinh dầu tạo ra chất màu “xanh” trong từng thớ gỗ và cũng là đặc tính tạo ra mùi hương cho gỗ Bách Xanh.

– Mùi: vòng tay Bách xanh có mùi hắc và không ngọt, tuy nhiên khi ngâm trong nước gỗ Bách Xanh có hương thơm nhè nhẹ rất dễ chịu.

Hướng dẫn bảo quản vòng tay gỗ Bách Xanh

Thời gian dài bạn dùng vòng tay gỗ phong thủy Bách xanh không đúng cách, sẽ khiến vòng tay phong thủy bị xỉn màu, vì vậy hãy cùng vòng tay sacha khám phá cách bảo quản vòng  đeo tay luôn sáng bền đẹp nhé:

– Không để vòng dính nước: Nếu bạn để vòng dính nước lâu ngày sẽ khiến lớp bề mặt màu gỗ trở nên thâm xạm xấu xí, mùi thơm mất đi. Với trường hợp này để có thể lấy lại màu gỗ tự nhiên bạn phải đánh giấy giáp lại cho các hạt vòng của mình lộ các vân gỗ tự nhiên. Bạn cũng nên chú ý cởi vòng ra khi đi tắm. Lúc không cần thiết đeo thì cho vào hộp đựng để tránh để vòng bị rơi hoặc mất.

– Thường xuyên lau bằng khăn mềm: Trong quá trình đeo vòng bạn thường xuyên lần đều hạt vòng hoặc dùng khăn mềm lau các hạt, để chuỗi vòng luôn được sáng bóng tự nhiên và trông lúc nào cũng sang trọng và đẳng cấp.

– Dây vòng bị đứt: Nếu dây vòng bị đứt thì bạn đừng lo bởi bạn có thể ghé qua shop vòng tay sacha để được hỗ trợ nối vòng gỗ bằng dây nối chuyên dụng nhé.

Mệnh hợp vòng tay gỗ Bách Xanh

Vòng gỗ Bách Xanh rất hợp với người mệnh Thổ và mệnh Kim. Bởi Bách xanh có màu vàng vừa thuộc mệnh kim lại vừa mang tính Thổ ( vì Thổ sinh Kim).

Những người thuộc Mệnh Kim sinh các năm: Nhâm Thân – 1932, Ất Mùi – 1955, Giáp Tý – 1984, Quý Dậu – 1933, Nhâm Dần – 1962, Ất Sửu – 1985, Canh Thìn – 1940, Quý Mão – 1963, Tân Tỵ – 1941, Canh Tuất – 1970, Giáp Ngọ – 1954, Tân Hợi – 1971.

Những người thuộc mệnh Thổ: Mậu Dần – 1938, Tân Sửu – 1961, Canh Ngọ – 1990, Kỷ Mão – 1939, Mậu Thân – 1968, Tân Mùi – 1991, Bính Tuất – 1946, Kỷ Dậu – 1969, Đinh Hợi – 1947, Bính Thìn – 1976, Canh Tý – 1960, Đinh Tỵ – 1977.

Mua vòng tay gỗ bách xanh tại:
Lazada: https://www.lazada.vn/vong-deo-tay-nu/?my-nghe-quoc-tuan&from=wangpu
Shopee: https://shopee.vn/shop/166398819/search?page=0&shopCollection=17697350
Sendo: https://www.sendo.vn/shop/mynghequoctuan/vong-tay-chuoi-hat/

Đũa gỗ trắc sạch Mỹ nghệ Quốc Tuấn

BS khuyến cáo: 3 loại đũa này tuyệt đối không nên mua về dùng, rất có hại cho sức khỏe

Đũa là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, nhưng chúng cũng là nơi chứa “mầm bệnh” rất nguy hiểm mà chúng ta chưa để ý. Đây là các loại đũa độc hại nên tránh.

Đũa là món đồ dùng hàng ngày của mỗi người, trong gia đình bạn hẳn sẽ có ít nhất một loại đũa thường dùng, và có thể có nhiều loại đũa khác nhau, mua ở những thời điểm khác nhau. Vì là dụng cụ phổ biến không thể thiếu, nên nó có sự ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mỗi người.
Nhưng việc chọn đũa thế nào để sử dụng hàng ngày mà không có hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Những loại đũa bạn không nên mua về sử dụng, dù với bất kỳ lý do gì, nếu đã mua, đừng tiếp tục dùng

1. Đũa sơn

Loại đũa được sơn phủ kín hoàn toàn chất liệu lõi là một trong những loại đũa đầu tiên bạn không nên mua, và càng không nên sử dụng.

Loại đũa này khi sử dụng một thời gian, chúng sẽ bị bong tróc sơn. Trong quá trình sử dụng, lớp vỏ sơn này không ngừng bong ra, chúng ta ăn uống, vô tình sẽ ăn phải những phần sơn bong này ở mức độ ít nhiều khác nhau.

2. Đũa nhựa

Đây cũng là loại đũa khá phổ biến, nhiều người sử dụng vì sự tiện lợi và cảm giác sạch sẽ. Tuy nhiên loại đũa này lại không phải là một đồ dùng bạn có thể sử dụng hàng ngày. Đa số món ăn chúng ta ăn đều ở trạng thái nóng, thậm chí là rất nóng, chẳng hạn như khi nấu ăn.

Vì vậy, nhiệt độ cao của thức ăn sẽ làm chất nhựa trong đũa thôi ra đồ ăn, không an toàn.

3. Đũa inox hình tròn

Loại đũa này thường là hình tròn, có những vòng tròn rãnh nhỏ ở đầu vào cuối đũa để làm nhám, giúp cho việc giữ thức ăn chặt hơn, không bị rơi trong quá trình gắp. Nhưng loại đũa này trên thực tế cũng rất khó sử dụng, trơn trượt, khó vệ sinh các kẽ, dẫn đến có thể bị nhiễm khuẩn, thiếu an toàn cho sức khỏe.

Hiện tại, nhà bạn đang dùng loại đũa nào?

Các cơ sở sản xuất đũa hiện nay không ngừng sáng tạo ra rất nhiều loại đũa, đa chủng loại, đa màu sắc, đa chất liệu và kiểu dáng, vì vậy bạn sẽ rất khó để chọn cho nhà mình một loại đũa tốt nhất, an toàn nhất.

Những loại đũa làm bằng thép không rỉ sẽ được phun ở ngoài một lớp chất rắn giúp ổn định kết cấu gồm màng bảo vệ Crom oxide (màng bảo vệ) được hình thành trên bề mặt đũa, để ngăn chặn sự xâm nhập liên tục của các nguyên tử oxy, chống oxy hóa.

Nhưng nếu inox tiếp xúc với axit, kiềm và muối trong một thời gian dài, màng oxit bề mặt có thể bị phá hủy. Vì vậy đũa thép không gỉ, bao gồm các loại đồ dùng bằng thép không gỉ, nên tránh tiếp xúc lâu dài với axit, kiềm, dung dịch muối, hoặc các kim loại nặng như niken và crom, vì chúng có thể đi vào cơ thể, gây ra mối nguy hiểm cho sức khỏe.

Các loại đũa nhựa thường dễ giòn hơn và độ cứng không đủ lý tưởng. Nó dễ bị biến dạng sau khi được đun nóng và tạo ra các chất có hại cho cơ thể con người, do đó, có những hạn chế nhất định trong việc sử dụng loại đũa này.

Các loại đũa được làm bằng chất ngà hoặc xương có kết cấu tốt, nhưng chúng dễ thay đổi màu sắc và giá thành tương đối đắt. Nếu bị gãy hỏng sẽ rất lãng phí, tốn kém.

Đôi đũa nào được xem là thực tế và lành mạnh?

Các chuyên gia cho rằng, đũa tre và đũa gỗ là hai loại không độc hại và thân thiện với môi trường hơn các loại đũa khác. Đây là loại đũa bạn nên ưu tiên sử dụng.

Đũa gỗ trắc không dùng hóa chất của Mỹ nghệ Quốc Tuấn

Ngoài những loại đũa nêu trên, chuyên gia khuyên bạn không chọn mua đũa chất liệu sơn mài để ăn uống hàng ngày vì trong chất liệu sản xuất sẽ chứa các kim loại nặng như chì sơn và dung môi hữu cơ như benzen và các chất có thể gây ung thư khác, từ đó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở nhóm người già, trẻ em.

Nhược điểm của đũa tre, gỗ là dễ bị ẩm mốc, bám bẩn, nhiễm khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe nếu bạn không giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Dùng loại đũa này nên chú ý vệ sinh để đảm bảo an toàn khi sử dụng bằng cách khử trùng và thay mới thường xuyên.

Do giá thành rẻ hơn nên bạn có thể thường xuyên thay đổi và mua mới các loại đũa gỗ, đũa tre trong gia đình mình.

Hãy cẩn thận với những đôi đũa dùng một lần, đũa công cộng

Vì sự tiện lợi trong ăn uống, chúng ta thường xuyên sử dụng loại đũa ăn một lần hoặc đũa ở nơi công cộng, quán ăn, nhà hàng được găm sẵn ở trong các hộp đũa. Thực tế cho thấy, nhiều người đã bỏ qua những mối nguy hiểm cho sức khỏe khi vô tư sử dụng các loại đũa này mà không xem xét kỹ.

Theo các xét nghiệm, một đôi đũa dơ bẩn có thể mang hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn vi khuẩn và vi-rút. Một khi sử dụng đũa như vậy, rất dễ bị các bệnh liên quan như viêm gan, kiết lỵ, sốt thương hàn, viêm dạ dày ruột cấp tính và những bệnh tương tự.

Khi nhiều người trên bàn ăn sử dụng đũa để gắp vào cùng một món ăn, những vi sinh vật gây bệnh này sẽ lây lan qua đũa, gây nhiễm trùng chéo.

Các nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, có một nửa số người được kiểm tra phát hiện trong cơ thể có mầm bệnh dạ dày, viêm loét hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Hầu hết các vi khuẩn này được truyền qua kênh gia đình, và đũa là một trong những phương tiện truyền bệnh quan trọng.

Nhiều người nghĩ rằng, đã là thành viên trong một gia đình thì nên được thoải mái và tự do trong khi ăn, vì vậy nhiều người sử dụng đũa gắp chung vào các món ăn (đũa ăn nhúng vào bát canh) khiến cho vi-rút và vi khuẩn bị lây nhiễm chéo.

Hầu hết những người mắc bệnh truyền nhiễm đều có tính chất liên quan đến yếu tố gia đình, điều đó có nghĩa là cơ hội lây nhiễm cao hơn cho gia đình nếu một người có bệnh mà ăn chung như vậy.

Để phòng bệnh tốt, bạn nên có một đôi đũa hoặc muôi, thìa để gắp và múc thức ăn từ bát chung vào bát riêng của mình, tránh dùng đũa cá nhân gắp trực tiếp vào các phần thức ăn chung trên mâm cơm.

(Sưu tầm)

Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình mình! Các bạn có thể tìm mua đũa trắc sạch không dùng hóa chất của Mỹ nghệ Quốc Tuấn tại

Shopee: https://shopee.vn/shop/166398819/search?originalCategoryId=13758

Sendo: https://www.sendo.vn/shop/mynghequoctuan/do-dung-trong-nha/do-dung-an/

Đũa gỗ trắc không dùng hóa chất của Mỹ nghệ Quốc Tuấn – Sản phẩm an toàn cho bạn
Đũa gỗ trắc không dùng hóa chất của Mỹ nghệ Quốc Tuấn – Sản phẩm an toàn cho bạn

Gỗ hóa thạch là gì?

Gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ những cây rừng nguyên sinh, khi bị tác động của núi lửa phun trào những thân gỗ không bị cháy mà bị chôn vùi trong nham thạch với thời gian hàng triệu năm, trong quá trình phát triển của địa chất dần dần biến thành than đá. Trường hợp gặp điều kiện thuận lợi như trong đất có dung dịch silic (SiO2) thì nó sẽ tẩm vào các thớ của cây, khiến cho cây cứng như đá. Độ cứng của gỗ hóa thạch tương đương với mã não.

Mỏ gỗ hóa thạch thường có ở vùng Primorie thuộc Nga, Ukraina và Acmênia. Gỗ hóa thạch còn được tìm thấy ở Indonesia, Australia, Hoa Kỳ và Việt Nam. Tại Việt Nam thì có 2 vùng thường xuất hiện gỗ hóa thạch đó là Lạng Sơn và Tây Nguyên:
+ Ở Tây Nguyên cách đây từ 4 đến 12 triệu năm, các trận núi lửa tràn qua các rừng cây và chôn vùi hầu hết những cánh rừng này. Trong dung nham của núi lửa có silic. Một số cây không bị đốt cháy mà được tẩm loại dung nham này nên biến thành gỗ hóa thạch. Ngày nay, người ta thường tìm thấy nhiều gỗ hóa thạch ở trong các lớp bùn đỏ sau mỗi trận mưa hoặc lũ.
+ Mỏ than Na Dương (Lạng Sơn). Đây cũng là vùng than đá khá đặc biệt, đó là loại than Lửa dài (khi đốt lên thì ngọn lửa dài hơn các loại than thông thường khác). Trong các vỉa than đá này xuất hiện rất nhiều cây gỗ không biến thành than mà đã hóa thạch. Có những cây đường kính rất lớn và cao đến vài mét.

Gỗ hóa thạch:
Tên gọi: Gỗ hóa thạch – Gỗ hoá thành đá.
Tên gọi khác: Xylolit (Tiếng Hy Lạp xylon – gỗ)
Công thức hoá học: SiO2.NH2O
Kết cấu: Ẩn tinh thể
Độ cứng: 5,5-6,5
Tỷ trọng: 2,65-2,66
Độ khúc xạ: 1,54-1,55

Đặc tính

Cây gỗ cổ được ngâm trong nước chứa Silic Ôxit, các tế bào gỗ được thay thế bằng tế bào của Thạch tuỷ hay Thạch anh lòng trắng trứng (Replace), vì vậy, tuy bề ngoài vẫn giữ nguyên hình là gỗ nhưng thực chất đã trỏ thành đá một trăm phần trăm (Thạch anh). Các nhà thần học Phương Tây cho rằng, nguyên bản là một khúc gỗ mục nát, sau khi trải qua quá trình bị Thạch anh thay thế, lại biến thành một loại đá quý, vì thế mà hoá thạch gỗ có đặc tính từ trường bền vững, trường thọ, và vĩnh cửu.

Gỗ hóa thạch có thể chữa bệnh

Từ thời cổ đại, người dân của các quốc gia La Mã, Babylon, Asyria … đã dùng gỗ hóa thạch như một loại mỹ nghệ. Từ gỗ hóa thạch người ta chế tác ra những chuỗi hạt, gắn vào nhẫn, ngọc treo và ngọc bội … dùng để làm đồ trang sức. Cũng có một số tộc người dùng gỗ hóa thạch để chữa bệnh vì họ quan niệm gỗ hóa thạch không có biểu tượng tương ứng chính xác trong cung hoàng đạo, năng lượng cảm thụ của “Âm” nên nó rất lành tính.

Trong Y học dân gian Mông Cổ, người ta dùng những tấm gỗ hóa thạch tìm thấy trong sa mạc Gôbi áp vào khớp để chữa bệnh viêm khớp và những bệnh tương tự. Họ quan niệm rằng , gỗ hóa thạch làm tăng tuổi thọ cho chủ nhân của nó, bởi nó làm cho hệ thần kinh vững vàng hơn. Tuy nhiên, cũng có một số người nghiêng theo hướng coi cây là cầu nối nối bầu trời với mặt đất, một trong số những biểu tượng toàn năng của vũ trụ. Do đó, mỗi mẩu gỗ hóa thạch đều trở thành lá bùa độc đáo mang theo biểu trưng của quá khứ.

Theo nhà cảm xạ Dư Quang Châu – Chủ nhiệm Bộ môn Năng lượng Cảm xạ thuộc Liên hiệp Khoa học công nghệ và tin học ứng dụng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng cảm xạ địa sinh học thuộc Đại học Hồng Bàng, TP Hồ Chí Minh khẳng định gỗ hóa thạch có thể chữa bệnh. “Gỗ hóa thạch được dùng chữa các chứng đau nhức khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Đeo chuỗi gỗ hoá thạch có thể đạt được từ trường “trường thọ”, có tác dụng kéo dài tuổi thọ, lưu thông khí huyết. Về tinh thần thì gỗ hóa thạch tạo ý chí trong cuộc sống, khơi dậy tiềm năng và giúp người đeo nó vững tin và kiên định. Dùng để trị thương, giải bùa, phù chú bằng khí công, làm tăng cường năng lượng”.

Do đặc tính của gỗ hóa thạch là nằm sâu dưới lòng đất hàng triệu năm nên trong nó luôn chứa một loại từ trường rất lớn. Loại từ trường này theo y học phương Đông có ảnh hưởng tới luân xa vùng xương cùng, cung cấp năng lượng cho trực tràng và bộ máy nâng đỡ – vận động; tạo ý chí trong cuộc sống, năng lượng thể chất, khơi dậy cảm giác vững tin và kiên định. Còn các nhà văn hóa phương Đông thì dựa vào thuyết ngũ hành để giải thích quá trình chuyển hóa của gỗ hóa thạch như sau: từ Gỗ (màu xanh – hành Mộc) chuyển sang màu Đỏ (hành Hỏa) rồi màu Trắng (hành Kim), màu Vàng (hành Thổ), màu Đen, Nâu (hành Thủy) khi chuyển lại màu xanh da trời thì có thể loại được một số độc tố trong cơ thể nhằm giúp cơ thể khỏa mạnh, dẻo dai, sống trường thọ.

go hoa thach

Những khối gỗ hóa thạch không những có giá trị về mặt khoa học mà còn là những tác phẩm nghệ thuật tự nhiên hết sức độc đáo. Ngay từ thời các quốc gia cổ đại như Assyria, Babilon và La Mã cổ đại, gỗ hóa thạch đã được dùng làm đá mỹ nghệ. Từ gỗ hóa thạch người ta chế tác ra chuỗi hạt, mặt nhẫn, ngọc treo và ngọc bội. Từ thế kỷ 19, 20 từ gỗ hóa thạch Arizona đã xuất khẩu chế tác thành những chiếc bàn nhỏ, các chuỗi hạt gỗ hoá thạch, lọ hoa …

Về thể chất:
– Gỗ hóa thạch được dùng chữa các chứng đau nhức khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
– Gỗ hóa thạch làm tăng tuổi thọ của chủ nhân, bởi vì nó làm cho hệ thần kinh vững vàng hơn trước stress.
– Đeo chuỗi hoá thạch có thể đạt được từ trường “trường thọ”, theo truyền thuyết người ta cho là nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
– Lưu thông máu huyết.

Về tinh thần:
– Gỗ hóa thạch tạo ý chí trong cuộc sống, khơi dậy tiềm năng và giúp người đeo nó vững tin và kiên định.
– Dùng để trị thương, đuổi trừ âm khí, phù chú bằng khí công, làm tăng cường năng lượng.

Nguyên Anh (Sưu tầm và giới thiệu)

Ý nghĩa phong thủy của Long Quy

Long Quy được xem là con vật có thật trong truyền thuyết, cụ thể theo truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm, tức là Rồng sinh chín con, trong đó không con nào giống con nào. Con lớn lên là Tù Ngưu thường rất thích âm nhạc, con thứ 2 tên Nhai Tý thích háo sát, con thứ 3 thích nguy hiểm tên Triều Phong, con thứ 4 là Bá Hạ rất thích mang vật nặng, con thứ 5 tên Bện Ngạn thích tranh cãi, con thứ 6 tên Xuy Vẫn lại thích nuốt tất cả mọi vật, con thứ 7 thích ăn tên Thao Thiết, con thứ 8 thích khói lửa tên Kim Nghê và con thứ 9 thích la hét tên là Bồ Lao. Trong đó, Bá Hạ là con thứ 4 có mình rùa, đầu rồng và được gọi là Long Quy.

Tuyển nhân viên bán hàng

Mô tả công việc
• Giới thiệu sản phẩm và bán hàng gỗ mỹ nghệ tại cửa hàng sắp khai trương (Ngõ 1104 Phố La Thành, Ba Đình, Hà Nội)
• Tiếp nhận và xử lí thông tin thắc mắc, khiếu nại… của khách hàng trên trang Facebook hoặc qua điện thoại
• Phản hồi thông tin thị trường đối với các sản phẩm của Công ty, cũng như các sản phẩm cạnh tranh cùng loại
• Báo cáo công việc định kỳ

Hình thức làm việc: Toàn thời gian

Quyển lợi được hưởng: Lương, phụ cấp, thưởng theo doanh số

Yêu cầu công việc:
• Giới tính: Nam/Nữ
• Trình độ học vấn: THPT
• Kỹ năng: kỹ năng giao tiếp và làm việc độc lập, làm việc nhóm tốt
• Yêu thích môi trường cạnh tranh và áp lực, cơ hội thăng tiến cao
• Sẵn sàng làm thêm khi cần thiết
• Có laptop cá nhân, Smart Phone, có kinh nghiệm về các mặt hàng gỗ mỹ nghệ là một lợi thế

Liên hệ nộp hồ sơ phỏng vấn tại:
Địa chỉ: Số nhà 2A ngõ 165 Thái Hà Đống Đa Hà Nội.
ĐT: 𝟎𝟗𝟎𝟑𝟒𝟑𝟔𝟑𝟓𝟓 Mr Tuấn; 𝟎𝟗𝟖𝟑𝟓𝟖𝟓𝟐𝟐𝟖 Mrs Nhung

Long Quy: Một Loài Thú Lành – Chủ Cát Tường Chiêu Tài Giải Tam Sát

Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Chín đứa con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau: Con lớn là Tù Ngưu thích âm nhạc; tiếp thứ hai là Nhai Tý háo sát; ba là Triều Phong thích nguy hiểm; bốn là Bá Hạ thích Mang vật nặng; năm là Bệ Ngạn thích tranh cãi; sáu là Xuy Vẫn thích nuốt mọi vật; bảy là Thao Thiết thích ăn; tám là Kim Nghê thích khói lửa; chín là Bồ Lao thích la hét.

Trong chín con của Rồng duy có con thứ tư là Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng.

Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy. Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn.

Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn. Phong Thủy Học có nói: “Yếu khoái phát, đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát”. Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân duyên nữa.

Thế nào gọi là vị trí Tam Sát ?

Trong phong thủy lấy hướng phạm tam sát là đại kỵ.

Câu quyết đã nói:

Dần, Ngọ, Tuất: Sát Bắc. Thân, Tý, Thìn: Sát Nam. Hợi, Mẹo, Mùi: Sát Tây. Tỵ, Dậu, Sửu: Sát Đông.

Ví dụ: Năm nay là năm DẦN, theo câu quyết: Dần, Ngọ, Tuất: Sát Bắc. Có nghĩa là nhà ta ở hướng Bắc là phạm phải tam sát. Nếu gặp phải tam sát, người nhà mắc nhiều bệnh, gặp hạn. Phương pháp hóa giải là đặt 3 con Kỳ lân hoặc 3 con Sư tử, hoặc 3 con Tỳ Hưu. Đầu Kỳ lân hoặc Sư tử, hoặc Tỳ Hưu hướng ra ngoài cửa, muốn ngăn ngừa tam sát, ta phải xếp liền 3 con Kỳ lân hoặc 3 con Sư tử, hoặc 3 con Tỳ Hưu cùng một chỗ.

Nếu không có điều kiện sử dụng các vật phẩm phong thủy như trên thì ta sử dụng đến vật phẩm phong thủy Long Quy. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu.

Về chất liệu của Kỳ lân hoặc Sư tử, hoặc Tỳ Hưu, hoặc Long Quy: Thì bằng đá, ngọc, gốm, sứ hay kim loại đều sử dụng được. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ.

Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ.

Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ (Bên ngoài cửa sổ có sông, ngòi, biển là tốt nhất), đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách. Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu “Tử Khí (Khí Lành) đến từ phương Đông”.

Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ (bày ngay trên bàn làm việc của mình). Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động (Động thạch anh tím) để khí tím đến nhập vào huyệt động. Trước mặt Long Quy nên bày một quả cầu thạch anh màu trắng hoặc quả cầu thủy tinh trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy. Để tăng cường uy lực cho Long Quy.

Nguồn: Tổng hợp.

Nu gỗ là gì

Gỗ Nu xưa nay luôn được giới đại gia săn lùng không ngừng nghỉ, nhiều người sẵn sàng bỏ một khoản tiền lớn chỉ để sở hữu những sản phẩm từ loại gỗ này. Vậy tại sao loại gỗ này lại có sức hấp dẫn đến vậy?

Gỗ nu thực chất là gì?

Nếu trong các loại đá quý kim cương là thứ quý giá nhất thì trong các loại gỗ, gỗ nu cũng là thứ quý giá nhất. Nu thực chất không phải là một loại cây lấy gỗ như các loại hương, sưa, đỏ, hoàng đàn … mà thực chất chỉ là một phần “dị tật xấu xí” của cây.

Theo định nghĩa của Wiktionary tiếng Việt thì đây là gỗ từ bướu của các cây gỗ quý, cứng, có vân đẹp và được dùng làm bàn ghế hoặc đồ mỹ nghệ.

Gỗ nu là một danh từ chỉ chung về cách hình thành của một loại gỗ đặc biệt trên thân của các cây gỗ quý hiếm. Nu được sinh ra từ những vết dị tật, vết thương trên những cây có tuổi thọ lớn do bị chặt chém, bị gãy, bị sét đánh hoặc do những vết mối mọt sâu trong thân gỗ. Từ đó nguồn nhựa và dinh dưỡng nuôi cây bị gián đoạn, cản trở và tích tụ tại vết thương đó, dần dà tích tụ lại thành một cái bướu sần sùi trên cây qua hàng chục hàng trăm năm thì tạo thành nu. Gỗ nu phố biến hiện nay là nu hương, nu nghiến, nu sưa… trong đó nu nghiến là loại được ưa chuộng nhất, nhiều người còn gọi đó là ngọc nghiến.

Nghiến (danh pháp hai phần: Burretiodendron hsienmu) là một loài thực vật có hoa, trước đây được phân loại trong họ Đoạn (Tiliaceae) còn hiện nay thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng. Nghiến sống ở Trung Quốc và Việt Nam. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình có loại cây này. Gỗ nu hình dạng bên ngoài sần sùi, gỗ bên trong cứng và có nhiều vân uốn lượn kì dị không theo bất kì quy luật nào. Màu sắc gỗ nu nghiến tùy theo địa điểm và điều kiện sinh trưởng mà màu sắc cũng có đôi chút khác nhau như: màu mạch nha, màu vàng cẩm, vàng chanh, màu mật ong hay màu pha hổ phách. Gỗ nu nghiến có tính chất tươi thì dai, gỗ khô cứng và bền. Những khối gỗ nu có giá trị nhất thường là những khối bị chôn dưới đất, chịu sự tác động của mưa nắng độ ẩm và sự ăn mòn nhưng vẫn giữ nguyên khối mà không bị mục nát. Chính sự tôi luyện của tự nhiên này mà đó thực sự là những khúc gỗ tốt nhất.

Ngọc nghiến và Nu nghiến

Một cách gọi khác mà ta thường nghe đó là Ngọc nghiến. Vậy Nu nghiến và Ngọc nghiến có khác nhau không? Thực chất thì Ngọc nghiến cũng là nu nghiến nhưng cứng hơn do cây mọc ở những vùng vách đá cằn cỗi và ít dinh dưỡng do đó mà thời gian hình thành cũng lâu hơn và gỗ cứng hơn rất nhiều. Loại này hiếm và giá thành cũng tương đối cao. Chúng ta thường nghe mua gỗ theo khối, nhưng đối với những loại gỗ quý như Nu thì đơn vị tính là Kg. Giá gỗ nu nghiến trung bình cũng tầm từ 1,5 đến 2 triệu đồng/kg còn đối với những loại gỗ hiếm ra Nu như Sưa thì giá tầm 24 – 25 triệu đồng/kg. Quả thực đây là một mức giá khá cao vì vậy Gỗ nu nói chung chỉ có giới đại gia mới dám chơi.

Tại sao gỗ nu lại đắt tiền như vậy?

Thứ nhất: Không phải cứ thân cây lớn là sẽ có nu. Trong hàng trăm cây gỗ lớn sẽ chỉ có một số cây tạo được vài mảng nu và thậm chí nhiều loại gỗ quý như sưa thì cả trăm cây chỉ gặp được một đến hai cây cho nu.

Thứ hai: Do cách hình thành đặc biệt nên vân gỗ nu không theo một sự sắp xếp cố định, vân xoắn ngẫu nhiên tạo những hình thù vền vện, không có tim gỗ do đó rất khó chế tác. Không chỉ những thợ vừa vừa không dám nhận chế tác loại gỗ này, mà ngay cả những nghệ nhân tay nghề cao đôi khi cũng phải ngao ngán. Nếu không có máy móc hỗ trợ thì làm xong một tác phẩm thì cũng phải cho ra đi ít là chục con dạo đục, nay có máy móc thì số đục bị hư cũng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng dám làm mặc dù giá thợ cao gấp 2 – 3 lần bình thường.

Thứ ba: Thời gian chuẩn bị trước lúc chế tác lâu. Gỗ nu tuy cứng nhưng nếu chế tác không khéo có thể gây nứt vỡ và xuống màu sau một thời gian sử dụng. Do đó mà gỗ phải được áp dụng “Phơi sương” bằng cách tối đem phơi sương sáng mang vào mát trong nhiều tháng liền giúp hơi nước thoát chậm tự nhiên và làm cho các vân gỗ khít lại không bị tách hay nứt gãy.

Thứ tư: Tương truyền trong dân gian cho rằng sở hữu gỗ nu không những chỉ thể hiện đẳng cấp và gia thế mà còn có tác dụng mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Vì thế mà ngày càng có nhiều đại gia không tiếc tiền săn cho được những cặp lục bình gỗ nu khủng, những pho tượng di lặc gỗ nu tinh xảo ….để thể hiện đẳng cấp chơi gỗ của mình.

Chỉ với 4 lí do bên trên đã có thể lý giải vì sao giá những sản phẩm từ gỗ nu như tượng gỗ đẹp, lục bình gỗ nu …lại có giá cao đến như vậy. Đặc biệt đối với những khối nu có kích thước lớn, giá có thể được đưa lên cao hơn do nhiều người cùng muốn sở hữu nó.

Vậy làm cách nào để nhận biết gỗ nu thật?

Thứ nhất: Gỗ nu khi được xẻ thành từng lát mỏng sẽ phô được những vân gỗ tuyệt đẹp nhìn tựa như bức tranh phong thủy, kiểu này có thể thêm chữ nổi để làm tranh treo tường cũng khá phố biến. Tuy nhiên để biết ghép hay không cần chú ý lật mặt trên và dưới xem họa tiết có giống nhau hay khác nhau. Nếu đồng nhất tức là được cắt ra từ một khối, nếu có sự khác biệt chứng tỏ đã được ghép từ những thân gỗ khác nhau.

Thứ hai: Dùng đèn pin nhỏ soi vào các mắt nu (là những vòng tròn nhiều vân uốn lượn), càng nhiều vân nhỏ mảnh cuộn xung quanh mắt nu thì càng lâu năm và càng có giá trị.

Thứ ba: Dùng đầu ngón tay ấn mạnh xuống bề mặt gỗ nu, nếu móng bị cong mà mặt nụ không bị ảnh hưởng gì là gỗ nu thật, còn nếu để lại vết móng tay là gỗ nu giả.Sở hữu một sản phẩm từ gỗ nu là nắm giữ trong tay một vật phẩm thu hút vượng khí nhất trong các đồ phong thủy. Không chỉ là một vật phẩm trang trí độc đáo, sang trọng, mà còn là một món tài sản luôn đắt giá thêm mỗi ngày.
(Sưu tầm)