Long Quy: Một Loài Thú Lành – Chủ Cát Tường Chiêu Tài Giải Tam Sát
Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Chín đứa con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau: Con lớn là Tù Ngưu thích âm nhạc; tiếp thứ hai là Nhai Tý háo sát; ba là Triều Phong thích nguy hiểm; bốn là Bá Hạ thích Mang vật nặng; năm là Bệ Ngạn thích tranh cãi; sáu là Xuy Vẫn thích nuốt mọi vật; bảy là Thao Thiết thích ăn; tám là Kim Nghê thích khói lửa; chín là Bồ Lao thích la hét.
Trong chín con của Rồng duy có con thứ tư là Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng.
Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy. Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn.
Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn. Phong Thủy Học có nói: “Yếu khoái phát, đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát”. Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân duyên nữa.
Thế nào gọi là vị trí Tam Sát ?
Trong phong thủy lấy hướng phạm tam sát là đại kỵ.
Câu quyết đã nói:
Dần, Ngọ, Tuất: Sát Bắc. Thân, Tý, Thìn: Sát Nam. Hợi, Mẹo, Mùi: Sát Tây. Tỵ, Dậu, Sửu: Sát Đông.
Ví dụ: Năm nay là năm DẦN, theo câu quyết: Dần, Ngọ, Tuất: Sát Bắc. Có nghĩa là nhà ta ở hướng Bắc là phạm phải tam sát. Nếu gặp phải tam sát, người nhà mắc nhiều bệnh, gặp hạn. Phương pháp hóa giải là đặt 3 con Kỳ lân hoặc 3 con Sư tử, hoặc 3 con Tỳ Hưu. Đầu Kỳ lân hoặc Sư tử, hoặc Tỳ Hưu hướng ra ngoài cửa, muốn ngăn ngừa tam sát, ta phải xếp liền 3 con Kỳ lân hoặc 3 con Sư tử, hoặc 3 con Tỳ Hưu cùng một chỗ.
Nếu không có điều kiện sử dụng các vật phẩm phong thủy như trên thì ta sử dụng đến vật phẩm phong thủy Long Quy. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu.
Về chất liệu của Kỳ lân hoặc Sư tử, hoặc Tỳ Hưu, hoặc Long Quy: Thì bằng đá, ngọc, gốm, sứ hay kim loại đều sử dụng được. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ.
Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ.
Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ (Bên ngoài cửa sổ có sông, ngòi, biển là tốt nhất), đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách. Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu “Tử Khí (Khí Lành) đến từ phương Đông”.
Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ (bày ngay trên bàn làm việc của mình). Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động (Động thạch anh tím) để khí tím đến nhập vào huyệt động. Trước mặt Long Quy nên bày một quả cầu thạch anh màu trắng hoặc quả cầu thủy tinh trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy. Để tăng cường uy lực cho Long Quy.
Nguồn: Tổng hợp.